Nếu đã bán hàng online trên Facebook chắc chắn không thể bỏ qua Facebook Analytics. Với mức độ phổ biến của Facebook thì kênh này vẫn là kênh bán hàng khá hấp dẫn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao khi hoạt động ở kênh này bạn cần biết cách phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định phù hợp cho chiến lược bán hàng của mình. Cùng tìm hiểu thêm về Facebook Analytics để hiểu rõ hơn về nền tảng bán hàng này.
Mục lục
Giới thiệu về Facebook Analytics
Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí được mạng xã hội Facebook cung cấp cho khách hàng tối ưu các hoạt động xây dựng và phát triển kênh của mình. Nhờ những dữ liệu mà công cụ này mang đến giúp doanh nghiệp dễ dàng hiểu được khách hàng của mình. Biết họ đang gặp vấn đề gì và cần giải quyết như thế nào.
Facebook Analytics hoàn toàn đáng tin cậy với dữ liệu của chúng cung cấp đều có độ chính xác cao. Các dữ liệu trên được đúc kết từ các hoạt động tương tác của khách hàng với bài viết, quảng cáo hay bất cứ gì liên quan đến doanh nghiệp ở nền tảng này.
Một số chỉ số Facebook Analytics cung cấp giúp doanh nghiệp phát triển kênh
Để phát triển kênh bán hàng Facebook hiệu quả, doanh nghiệp thường đầu tư khá nhiều vào việc phát triển nội dung. Nhưng nội dung đó có thật sự thu hút và tạo được hiệu quả cao hay không thì cần phải được nghiên cứu kỹ. Facebook Analytics có thể cung cấp tất cả những thông tin mà doanh nghiệp cần để phát triển kênh của mình.
Audience Engagement
Đây là chỉ số được hiểu là Tương tác của người dùng. Chúng bao gồm toàn bộ các hoạt động của người dùng đã thực hiện trên bài viết của trang. Một số các hoạt động tương tác thường được khách hàng dùng nhiều nhất là like, bình luận, chia sẻ, nhấn vào bài viết.
Công thức tính tỷ lệ tương tác được Facebook ứng dụng để cung cấp chỉ số cho doanh nghiệp là:
(Số lượt click + reaction + bình luận + share) / số lượt xem bài viết
Reach/ Impressions
Lượt hiển thị (Impressions) và lượt tiếp cận (Reach) thường bị nhầm lẫn khiến doanh nghiệp bị mơ hồ. Đúng với cách gọi của nó, lượt hiển thị là tổng số lần nó hiển thị đến bất kỳ khách hàng nào. Còn lượt tiếp cận là số lượng người thấy được bài đăng đó không quan tâm đã thấy được bao nhiêu lần.
Click to website or app
Chỉ số này hiển thị số lượt truy cập/ click vào trang web hoặc app. Facebook có nhiều lượt click khác nhau. Tuỳ vào sản phẩm và kênh bán hàng doanh nghiệp muốn phát triển mà quan tâm đến lượt click tại đâu. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá được phần nào mức độ quan tâm của khách hàng của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.
Audience Response Rate
Đây còn gọi là tỷ lệ phản hồi, tỷ lệ này giúp đánh giá được mức độ hành động của khách hàng khi nhìn thấy sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có thể nhắn tin, gọi điện, hoặc nhờ tư vấn khi bắt gặp sản phẩm của mình. Việc này khẳng định họ đang rất quan tâm và mong muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm mà bạn cung cấp.
Kết luận
Facebook Analytics mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng hơn. Từ đó đưa ra được nhiều quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức hữu ích có tại Free Web App cùng truy cập để cập nhật thêm thông tin.